Nội dung Huấn dân chính âm

Bản thảo này được viết bằng ngôn văn và bao gồm lời nói đầu, các bảng chữ cái (jamo), và mô tả ngắn gọn về âm thanh chính xác của chúng. Nó được bổ sung thành một tài liệu lớn hơn gọi là Huấn âm chính dân giải lệ (Hunminjeongeum Haerye) nó được chỉ định như kho báu quốc gia số 70. Để phân biệt nó và phần bổ sung, Hunminjeongeum đôi khi còn được gọi là "Bản mẫu và ý nghĩa của Hunminjeongeum" (훈민정음예의본; 訓民正音例義本).

Ngôn văn (漢文/hanmun) của Hunminjeongeum một phần đã được dịch sang Hán-Hàn. Bản dịch dưới đây sẽ thấy đi chung cùng với Worinseokbo, và được gọi là Hunminjeongeum Eonhaebon.

Đoạn đầu tiên của tài liệu tiết lộ động lực của vua Thế Tông với việc tạo ra hangul:

國之語音
異乎中國
與文字不相流通
故愚民 有所欲言
而終不得伸其情者多矣
予爲此憫然
新制二十八字
欲使人人易習便於日用"耳"(矣)
  • Pha trộn hanja (ký tự tiếng Trung) và Hangul (Eonhaebon):[2]
  • Chuyển sang thể viết tiếng Triều Tiên (Eonhaebon):[2]
  • Phiên âm Hán Việt:
Quốc chi ngữ âmDị hồ Trung QuốcDữ văn tự bất tương lưu thôngCố ngu dân hữu sở dục ngônNhi chung bất đắc thân kỳ tình giả đa hĩDữ vi thử mẫn nhiênTân chế nhị thập bát tựDục sử nhân nhân dịch tập tiện ư nhật dụng "nhĩ" (hĩ).
  • Phỏng dịch nghĩa:
Ngữ âm nước taKhác nhiều Trung QuốcChẳng thể dùng chữ họ để ghiLàm sao cho ngu dân hiểu đượcCuối cùng cũng không thể biết làm thế nàoBởi vì sự việc đóMới chế ra 28 chữĐể cho người người điều tiện sử dụng hằng ngày.